Lưu Ý Khi Testing Mobile - nguồn copy

Mình copy bài này với mong muốn các bạn hiểu sâu hơn về Mobile để việc test nhiều testcase đầy đủ hơn bớt thiếu sót trong quá trình kiểm thử

Nguồn copy – được chỉnh sửa phù hợp với Tester:

A. Sự khác nhau giữa test mobile với test Website

1. Test mobile có nhiều phiên bản kiểm thử hơn

2. Test mobile kích thước màn hình thay đổi liên tục

3. Tester cần có những trải nghiệm người dùng với test mobile

4. Người dùng có tương tác đa đạng hơn so với ứng dụng website

5. Test mobile nếu quá phụ thuộc vào sự giả lập và mô phỏng dẫn đến việc thiếu trải nghiệm trên thiết bị thực tế

6. Test mobile cần kiểm tra về các trường hợp về kiểm thử kết nối mạng: mạng 3G, 4G, tín hiệu yếu, mất tín hiệu, tín hiệu mạnh hoặc di chuyển với tốc độ khác nhau

7. Các trường hợp về cài đặt, gỡ bỏ và update

8. Ứng dụng có hoạt động tốt khi gặp các gián đoạn sms, cuộc gọi đến, các thông báo,...

9. Test các chức năng riêng của điện thoại: tiêu tốn bao nhiêu dữ liệu/pin/rác

 10. Performance testing

 

B. Hiểu hơn về hệ đều hành Android và Ios

Đọc nội dung phần B phục vụ cho việc kiểm tra với các đầu mục A ở trên

I. Tester cần hiểu về hai hệ điều hành Android và Ios:

Google Android - Android là hệ điều hành mã nguồn mở của Google ,được xây dựng dựa trên hệ điều hành Linux. Nhân (kernel) và các thư viện core được viết chủ yếu bằng ngôn ngữ C/C+ và các API, thông qua đó các nhà phát triển có thể viết ra các ứng dụng của riêng họ nhờ sử dụng Java. Mã nguồn của Android được Google phát hành theo giấy phép mã nguồn mở. Bản chất mở của Android đã khuyến khích một cộng đồng lớn của các nhà phát triển và những người đam mê sử dụng nó như một nền tảng cho các dựánhướng cộng đồng. Google Play là nơi tập hợp các ứng dụng của các nhà phát triển và chất lượng của các ứng dụng được đánh giá bởi người sử dụng.

Apple iOS

  • iOS của Apple là một hệ điều hành mã nguồn đóng được phát triển đặc biệt dành riêng cho các phần cứng của Apple. Nhân iOS là XNU, chủ yếu được viết bằng C / C ++ và Objective-C. Các ứng dụng được viết bằng ngôn ngữ Objective-C hoặc Swift dành riêng cho iOS RAM 64-bit hoặc 32-bit và được đẩy lên App Store. Các dịch vụ tại App Store cho phép người dùng duyệt và tải các ứng dụng đã được phát triển với iOS SDK của Apple. ứng dụng có thể tải về thiết bị iOS trực tiếp, hoặc một máy tính cá nhân thông qua iTunes. Các ứng dụng phải được chấp thuận bởi Apple, như đã được nêu trong thỏa thuận SDK, để thử nghiệm độ tin cậy cơ bản và phân tích khác.

II. UX & UI

 UI (User Interface) – giao diện người dùng, là thứ mà bạn nhìn thấy và tương tác trên đó.

UX (User eXperience) – trải nghiệm người dùng, là cách mà người dùng cảm nhận về một sản phẩm nào đó. Mục tiêu tối thượng của việc thiết kế trải nghiệm người dùng (ux design) đó là phải đáp ứng được nhu cầu của người dùng.

 

III. Tool Bar

 IOS Một toolbar gồm 1 set các hành động để quản lý hoặc thao tác nội dung của view hiện tại. Trên iPhone, Toolbar sẽ được căn chỉnh ở rìa dưới của màn hình, trong khi trên iPad sẽ được căn chinh ở phía trên màn hình. Toolbar nên được sử dụng khi khung nhìn cụ thể cần hơn 3 hành động chính

Android Khác với iOS, Toolbar của Android được căn chỉnh phía trên của view. Toolbar thường chứa icon menu được căn chỉnh bên trái của toolbar, icon search của ứng dụng và một số icon action khác được căn chỉnh bên phải. Title của ứng dụng luôn được căn chỉnh bên trái của toolbar và sau icon menu.

2. IOS Bao gồm các thành phần:

- Trái : bar button

- Giữa: title, sub-title

- Phải: bar button Bar button

- Loại custom

 

3. Cách hiển thị list trên iOS

- Table View : Dùng để hiển thị 1 danh sách trong iOS

- Danh sách 1 chiều

- Danh sách nhiều chiều

- Một trong nhưng control quan trọng nhất và có nhiều nhất trong các ứng dụng. Bao gồm :

+ 1 scroll view -> dùng để chứa nội dung và người dùng có thể cuộn

+ các cell -> chứa nội dung hiển thị của phần tử trong danh sách

+ 1 index gồm các chữ cái -> có thể zoom tới theo thứ tự nào đó được sắp xếp

4. Grid view:

IV. CRASH APP

 - Crash là hiện tượng ứng dụng bị đóng trong lúc đang hoạt động bình thường và tắt hoàn toàn khỏi hệ thống đa nhiệm của máy.

- Theo thống kê thì iOS app crash nhiều hơn gấp 2, 3 lần so với Android app

- Đã cải thiện hơn ở iOS 9.3

 

V. Alert view và Pop-up

-     Alert View :

+ Hiển thị một thông báo

+ Chứa 1 hoặc nhiều button

- Pop-up : là một loại menu, thường gọi là menu context hoặc menu chuột phải, menu này xuất hiện sau khi bạn click chuột phải. menu pop-up cung cấp các chức năng thông dụng như "Cut", "Copy", "Paste", ......

VI. Lưu ý khi test app

1. Testing app sau khi cập nhật iOS:

Thường mọi người chạy thử test phần mềm trên nhiều phiên bản iOS, hoặc thực hiện test update app của mình trên một phiên bản iOS, nhưng ít khi thực hiện test cập nhật iOS xem ứng dụng của chúng ta có chạy đúng và ổn định sau khi cập nhật iOS hay không, nhất là với các bản cập nhật iOS lớn. Có rất nhiều các ứng dụng kể cả các ứng dụng nổi tiếng như Facebook hay Evernote gặp phải tình trạng chạy bị lỗi, không ổn định khi người dùng cập nhật iOS

2. Kiểm tra việc ứng dụng gây tốn pin:

Thường mọi người nghĩ rằng việc gây tốn pin là một việc khá định tính và thường bỏ qua nó, nhất là tester bởi vì đang sử dụng máy test nên không quan tâm đến độ bền. Nhưng đứng từ phía người dùng, họ rất quan tâm đến vấn đề này bởi vì nó liên quan đến tuổi thọ của máy, và có thể gây cháy nổ nếu máy quá nóng. Và nếu nọ thấy rằng máy sụt pin rấy nhanh sau khi cài ứng dụng của chúng ta, chắc chắn họ sẽ gỡ ngay mặc cho ứng dụng của chúng ra có hay như thế nào

3. Ứng dụng sử dụng chức năng cast:

Hiện tại một số ứng dụng sử dụng chức năng Cast hoặc Airplay(iOS) để stream nội dung(âm thanh, hình ảnh) ra màn hình TV. Việc stream nội dung này có thể gặp một số lỗi khi đường truyền(wifi, 3G) không ổn định. Hoặc một số lỗi như nội dung hiển thị khi được stream bị vỡ hoặc không hỗ trợ. Hiện nay các ứng dụng sử dụng tính năng cast này khá ít nhưng trong tương lai sẽ có nhiều hơn các ứng dụng hỗ trợ.

4. Lỗi về việc tính thời gian trên các ứng dụng offline:

Với các ứng dụng hoặc trò chơi có thể chạy offline trên thiết bị, có một lỗi mà rất khó để sửa được đó là việc tính thời gian. Vì sử dụng offline nên ứng dụng sẽ sử dụng giờ của hệ thống. Trong trường hợp giờ của hệ thống không chính xác thì sẽ dẫn đến sự sai lệch về tính toán. Ví dụ như một trò chơi nổi tiếng là Candy Crush Saga, trò chơi này đếm số lượt chơi của người dùng và sẽ cần một khoảng thời gian để có được một lượt chơi. Khi hết số lượt chơi thì người không thể chơi được nữa. Nhưng khi thay đổi thời gian trong hệ thống thì số lượt chơi lại được tăng lên. Hiện này thì lỗi này vẫn còn xảy ra trên trò chơi này và mình vẫn dùng nó để cheat 

5. Chính sách về quyền của ứng dụng:

Hiện tại trên các phiên bản mới nhất, iOS và Android (6.0 trở lên), việc quản lý quyền truy cập các chức năng của hệ thống được thông báo cho người dùng khi ứng dụng sử dụng quyền đó. Ứng dụng cần kiểm thử phải đảm bảo phải xin quyền khi sử dụng và sẽ không bị force close(crash) khi người dùng không đồng ý cho ứng dụng sử dụng quyền

 

 

 

Share this:
/storage/treconyl
treconyl
Hello, I’m a content writer who is fascinated by content fashion, celebrity and lifestyle. She helps clients bring the right content to the right people.
Tool hữu ích đồng hành cùng Tester
Bài trước
Tool hữu ích đồng hành cùng Tester
Từ Tiếng Anh Hay Gặp Khi Kiểm Thử
Bài tiếp theo
Từ Tiếng Anh Hay Gặp Khi Kiểm Thử

Để lại một câu trả lời

Bạn cần đăng nhập để tham gia bình luận về bài viết này! Đăng nhập ngay