UseCase tổng quan
Biểu đồ số 1 không thể thiếu trong tài liệu SRS, click vào để đọc chia sẻ của mình về UseCase tổng quan nhé
Hình 1. Biểu đồ usecase tổng quan Admin
Hình 2. Biểu đồ usecase tổng quan phía Khách hàng
Biểu đồ Use case? Có phải biểu đồ Use case là biểu đồ dễ nhất trong các loại biểu đồ cần vẽ trong tài liệu SRS
------------------------------------------
Hế luuuuuuuuuuuu các bạn đã ghé qua blog donghanhcungtester.com của mình, chắc hẳn khi nhìn vào biểu đồ trên bạn đã từng làm việc với tài liệu SRS của công ty hoặc tìm kiếm trên mạng, nếu bạn là sinh viên CNTT thì chắc chắn biểu đồ này sẽ không làm khó bạn rồi. Nhưng khi bạn tìm kiếm từ khóa “ biểu đồ usecase là gì?” thì chắc hẳn bạn đang muốn đọc một blog đi từ đầu, logic lại những kiến thức cần để vẽ chuẩn để trở thành BA viết tài liệu SRS tốt nhất đúng không nào?
Hãy cùng mình hiểu rõ hơn theo sườn này nhé:
1. Biểu đồ usecase tổng quan là gì? Nó được sử dụng khi nào/để làm gì trong tài liệu SRS?
2. Nên hiểu về cấu trúc vẽ biểu đồ usecase trước hay phân tích dự án trước rồi học vẽ trước
3. Các thành phần trong biểu đồ usecase tổng quan gồm những gì? Chúng được sử dụng thế nào?
4. Cách xác định tác nhân với hệ thống? những câu hỏi đặt ra trước để liệt kê được đầy đủ tác nhân - Để hiểu hơn về phân quyền thì bạn ghé qua blog phân quyền chức năng
5. Sau biểu đồ usecase tổng quan là biểu đồ phân rã của từ tác nhân, các thành phần trong biểu đồ phân rã như thế nào? - - Để hiểu hơn về phân quyền thì bạn ghé qua blog biểu đồ phân rã
Bước đầu bạn hãy ghé qua blog giới thiệu về tài liệu SRS để có cái nhìn tổng quan hơn về công việc BA phải làm, sau đó bạn sẽ tạo được luồng đi hoặc nhìn thấy lỗ hổng mình đang cần --- gắn link
1. Biểu đồ usecase tổng quan là gì?
Use case dịch thô thì nó là người dùng với trường hành động.
Theo lý thuyết: biểu đồ usecase là biểu đồ mô tả các chức năng mong đợi của hệ thống và tác nhân thực hiện hành động với chức năng đó.
Biểu đồ usecase tổng quan là mô hình tổng quan, giúp người đọc hiểu hơn về hệ thống
Nó được sử dụng khi nào/để làm gì trong tài liệu SRS?
Nếu bạn đã đọc bài viết về tài liệu SRS, thì bạn có thể thấy, sau khi phân tích các đối tượng, chức năng,… bằng văn bản thì Tester, lập trình viên, designer,.. sẽ cảm thấy chán và mất thời gian. Biểu đồ này sẽ giúp người đọc có cái nhìn tổng quan, nhìn vào thấy được luôn có bao nhiêu tác nhân tham gia sử dụng hệ thống, trong hệ thống có bao nhiêu chức năng và tác nhân đó có thể sử dụng được hay không được sử dụng chức năng nào.
Biểu đồ này hỗ trợ công việc cho tester như thế nào?
1. Trước mỗi hệ thống khi bắt tay vào test thì Tester sẽ phải kiểm tra tổng quan xem bên dev đã code đủ chức năng chưa?
2. Tester sẽ tạo tài khoản của từng tác nhân, rồi đăng nhập bằng tài khoản đó thực hiện thao tác với chức năng trên hệ thống mà usecase có đề cập. Vid dụ Hình 1. Biểu đồ usecase tổng quan
TH1: Tài khoản bộ phận kinh doanh sau khi đăng nhập sẽ thực hiện chức năng viết blog – kết quả mong muốn sẽ không thể thực hiện -> nhưng nếu vẫn thực hiện, thì rất có thể bên dev chưa thực hiện phân quyền cho tài khoản
Để hiểu hơn về phân quyền thì bạn ghé qua blog phân quyền chức năng
2. Nên hiểu về cấu trúc vẽ biểu đồ usecase tổng quan trước hay phân tích dự án trước rồi học vẽ trước? Các thành phần trong biểu đồ usecase tổng quan gồm những gì?
Có thể nói cấu trúc của biểu đồ usecase tổng quan rất đơn giản, dễ vẽ biểu đồ và cũng là biểu đồ dễ nhất so với các loại biểu đồ, nhưng các biểu đồ khác cũng không khó lắm đâu chỉ cần bạn hiểu luồng là ok hết à.
Cấu trúc biểu đồ tổng quan chỉ đơn giản là tác nhân( biểu tượng hình người), các usecase( chắc năng trong hệ thống), đường kẻ nét liền.
3. Các thành phần trong biểu đồ được sử dụng thế nào?
Tác nhân:
+ Ở đây tác nhân là bất kỳ thứ gì tương tác với hệ thống, có sự trao đổi dữ liệu với hệ thống như: người dùng, thiết bị phần cứng, hệ thống phần mềm khác.
+ Tác nhân không phải là thành phần của hệ thống
+ Tác nhân trao đổi thông tin với hệ thống:
Gửi thông tin đến hệ thống
Nhận thông tin từ hệ thống
Use case:
+ Mô tả chức năng của hệ thống, là một chuỗi các hành động của một hệ thống nhằm thu được 1 kết quả dễ thấy tới 1 tác nhân nào đó.
+ Một usecase mô hình hóa một hội thoại giữa một hoặc nhiều tác nhân với hệ thống.
+ Một usecase mô tả hành động của hệ thống thực hiện nhằm mang đến một giá trị nào đó cho tác nhân.
Với 3 câu hỏi trên chúng ta có thể trả lời thêm một câu hỏi: “Tại sao trong tài liệu SRS không vẽ mỗi tác nhân thao tác với usecase một biểu đồ cho rõ ràng, vẽ tổng quan khi có nhiều chức năng sẽ gây dối hình”
- Nếu vẽ riêng từng biểu đồ sẽ phải vẽ rất nhiều biểu đồ, nó sẽ bị dư thừa.
- Biểu đồ tổng quan sẽ tạo được cái nhìn tổng quan, dù nhiều chức năng thì việc gây dối sẽ bị hạn chế vì cấu trúc vẽ biểu đồ usecase tổng quan khá đơn giản và rõ ràng. Sau mục biểu đồ usecase tổng quan thì trong tài liệu SRS có mục biểu đồ phân rã – mô rả chi tiết hơn rồi.
Bây giờ đi vào thực hành, bạn bạn click vào blog Thực hành UseCase tổng quan để chúng ta cùng phân tích dự án thực tế nhé.
Đến đoạn này các bạn hiểu hơn về cấu trúc UseCase tổng quan chưa nè, có phần nào mình viết chưa rõ ràng thì bình luận phía dưới để mình cải thiện tốt hơn nữa bạn nhé.
Nếu thấy bài viết giúp ích cho bạn thì cho mình xin 1 nút like, một dòng bình luận tốt để mình lấy động lực viết nhiều nội dung hơn nữa nhé!
Hoặc có thể mời mình một cốc trà sữa nà
Để lại một câu trả lời
Để làm việc được tốt bạn hãy hiểu về mục đích, luồng hoạt động của nó, sau đó mới là tìm hiểu sử dụng công cụ hỗ trợ nó. Blog của mình sẽ hướng các bạn sinh viên và các bạn trái ngành đi từ đầu hiểu bản chất cơ bản vững chắc sau đó là mở rộng hơn